Bệnh trĩ, đau ở vết cắt tầng sinh môn chịu ảnh hưởng của hormone thai kỳ và thuốc sắt được sử dụng trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ táo bón sau sinh. Mặc dù thuốc nhuận tràng thường được sử dụng để giảm táo bón tuy nhiên một chế độ ăn nhiều chất xơ và tăng lượng nước uống thường được khuyến khích vì sự hiệu quả và độ an toàn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về táo bón sau sinh thông qua bài viết sau.
Táo bón sau sinh
Táo bón là hiện tượng đặc trưng bởi việc đi tiêu khó khăn hoặc không thường xuyên. Nhiều người bị táo bón khi mang thai và tình trạng này có thể tiếp diễn sau khi sinh hoặc có thể xảy ra lần đầu tiên sau khi sinh.
Táo bón sau sinh được định nghĩa là đi cầu ít hơn ba lần một tuần hoặc ít hơn so với thói quen đi vệ sinh bình thường của bạn. Tình trạng này có thể kéo dài trong một tuần hoặc lâu hơn cho đến khi hệ thống đào thải của cơ thể bạn hoạt động trở lại.
Những người không bị táo bón khi mang thai có thể sẽ lo lắng khi tình trạng này xuất hiện sau sinh. Mặt khác, đối với những người đã từng bị rối loạn tiêu hóa trong quá khứ hoặc đã điều trị chúng khi mang thai, tình trạng táo bón có thể tiếp tục hoặc trầm trọng hơn ngay sau khi sinh.
Việc không đi tiêu trong vài ngày sau khi sinh là điều bình thường, điều này khiến bạn có nguy cơ bị táo bón. Ngăn ngừa tình trạng táo bón sau sinh bằng cách giữ đủ nước và ăn các thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau và ngũ cốc. Bác sĩ của bạn cũng có thể kê toa thuốc nhuận tràng sau khi bạn sinh con, thuốc này sẽ giúp bạn đi ngoài được và dễ chịu hơn. Đây là một tình trạng khó chịu, nhất là khi cơ thể bạn vẫn đang cố gắng hồi phục sau quá trình chuyển dạ và sinh nở.
Nguyên nhân táo bón sau sinh
Táo bón sau sinh có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau.
Vết thương sau sinh
Nếu sinh thường có thể bạn sẽ có vết cắt tầng sinh môn hoặc có vết mổ sau khi sinh mổ, điều này sẽ khiến bạn bị đau từ đó khiến bạn ngại đi vệ sinh và nín nhịn kéo dài có thể dẫn đến táo bón.
Bên cạnh đó cơ thắt hậu môn co thắt chặt, cộng với việc rặn trong khi sinh có thể làm căng hoặc hỏng cơ sàn chậu và cơ vòng hậu môn từ đó khiến phân khó ra ngoài và bị táo bón
Việc tăng cân hay tăng áp lực khi mang thai có thể mắc bệnh trĩ khi đang mang thai. Điều này khiến bạn đau và làm nặng thêm tình trạng táo bón.
Thay đổi giờ sinh học
Sau sinh giờ giấc sinh hoạt của bà mẹ phải phụ thuộc vào em bé. Bà mẹ có thể phải dậy lúc 3 giờ sáng thì trẻ thức giấc và đòi bú, vì vậy mệt mỏi và thiếu ngủ sẽ tác động đến tinh thần của bà mẹ từ có cũng làm thay đổi giờ giấc đại tiện của mẹ, thiếu ngủ cũng dần khiến bà mẹ căng thẳng nhiều hơn và ảnh hưởng không tốt tới chứng táo bón.
Mất nước và sự thay đổi chế độ ăn uống
Khi mẹ bận rộn chăm sóc em bé có thể bỏ quên đi bữa ăn của bản thân. Việc không uống đủ nước và các chất lỏng khác trong ngày cộng thêm với việc bạn đang cho con bú có thể dẫn đến mất nước và ảnh hưởng đến nhu động ruột của bạn từ đó có thể gây táo bón.
Ít vận động
Với nhiều thiết bị chăm sóc cho mẹ và bé sau sinh như hiện nay thì việc các bà mẹ hay ôm bé trên ghế bập bênh để chơi và nghỉ ngơi sau sinh, ít đứng hay đi lại việc này làm chậm quá trình tiêu hóa, ruột ít vận động từ đó dẫn đến táo bón.
Dùng thuốc sau sinh
Sau sinh việc đau vết mổ hay đau vết khâu tầng sinh môn có thể khiến bà mẹ phải dùng một số thuốc giảm đau. Đáng tiếc khi táo bón lại là tác dụng phụ của một số thuốc giảm đau.
Hay một số thuốc kháng sinh có thể gây tiêu chảy tuy nhiên vẫn có một số thuốc có thể gây táo bón.
Vitamin sau sinh
Cũng giống như việc bổ sung vitamin khi mang thai thì việc dùng vitamin sau sinh cũng giúp cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho bà mẹ. Một số chất bổ sung sau sinh như sắt hay một số chất dinh dưỡng khác hoặc mất ít máu sau sinh phải bổ sung sắt cũng gây táo bón sau sinh.
Làm gì để giảm táo bón sau sinh
Một số biện pháp khắc phục táo bón tại nhà:
- Uống nhiều nước và các chất lỏng khác như canh, cháo…
- Thêm chất xơ vào bữa ăn của bạn như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, rau xanh…
- Ăn mận hoặc nước ép mận.
- Tránh thực phẩm ăn nhanh như khoai tây chiên, xúc xích, socola…
- Di chuyển đi lại nhiều hoặc tập vận động nhẹ nhàng bằng cách ngồi xổm và đứng lên nếu không đau.
- Có thể dùng các thuốc nhuận tràng không kê đơn như methylcellulose, bisacodyl, senna.
- Đi ngoài ở tư thế ngồi xổm giúp đi vệ sinh thuận lợi hơn.
- Tập các bài tập thư giãn như thiền hoặc tắm nước ấm để giảm căng thẳng.
- Con con bú bằng sữa mẹ sẽ kích thích tử cung co bóp và cũng góp phần giúp việc đi tiêu dễ dàng hơn.
- Chia sẻ việc chăm sóc em bé với chồng hoặc người nhà của bạn để có thời gian cho bản thân ngủ đủ giấc, ăn đủ bữa.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Hãy đến gặp bác sĩ khi bạn không đi cầu trong hơn 4 ngày sau khi sinh hoặc đi kèm với tiêu chảy từng đợt, đau bụng hoặc có chất nhầy hoặc máu trong phân để được kê thuốc nhuận tràng mạnh hơn hoặc cho dùng các thuốc làm mềm phân như colace. Lưu ý bạn cần thông báo với bác sĩ về việc bạn đang dùng thuốc hay các chất bổ sung gây táo bón như thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, viên sắt hay vitamin tổng hợp. Tham vấn với bác sĩ xem bạn có thể tiếp tục dùng không hay phải dừng thuốc.
Bệnh trĩ thường xuất hiện trong thời kỳ mang thai và chúng sẽ biến mất khi áp lực vùng chậu giảm bớt sau khi sinh. Mặc dù hiếm gặp nhưng chúng gây đau đớn tột độ và chảy máu trực tràng, cần được chăm sóc y tế ngay lập tức và dùng thuốc giảm đau. Trĩ hoặc nứt hậu môn có thể làm nặng thêm tình trạng táo bón. Vì vậy, tốt hơn là bạn nên kiểm tra với bác sĩ nếu bạn đang mắc phải chúng.
Táo bón sau sinh là vấn đề thường gặp và gây khó chịu cho các bà mẹ, tuy nhiên đây không phải là tình trạng nặng nề và có thể khắc phục được sau vài ngày . Hy vọng những thông tin trên giúp bà mẹ có thể chăm sóc và phòng ngừa táo bón sau sinh.
Xem thêm:
- Cách trị táo bón sau sinh mổ như thế nào
- Phụ nữ sau sinh mổ bị táo bón nên ăn gì để mau khỏi?
- Mẹ sau sinh ăn gì để không bị táo bón, dễ đi ngoài