Muối ăn là một gia vị cần thiết trong cuộc sống cũng như là nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất. Vậy muối ăn là gì? Thành phần? Cấu tạo? ứng dụng trong cuộc sống? Hãy cùng VIETCHEM tìm hiểu về hoạt chất này qua bài viết dưới đây nhé.
Muối ăn là tên gọi dân gian hay dùng để chỉ một loại khoáng chất để làm gia vị, sử dụng trong đời sống hàng ngày. Muối ăn được sản xuất chủ yếu từ nước biển hoặc được khai thác từ các mỏ muối được tạo thành do hoạt động kiến tạo vỏ Trái Đất.
Muối ăn có công thức hóa học là NaCl. Ở dạng tinh khiết chúng có dạng tinh thể màu trắng. Tuy nhiên trong tự nhiên, thành phần chính của muối ăn là Natri clorua - NaCl chiếm 95%, ngoài ra còn một tỷ lệ nhỏ các muối vi lượng khác. Do vậy muối ăn khai thác từ nước biển hay mỏ muối thường có vệt hồng hay xám nhạt do lẫn các khoáng chất vi lượng khác. Muối ăn có thể tồn tại hàng triệu năm mà không bị phân hủy nếu chúng ở trong điều kiện bảo quản tốt.
Muối ăn là gì?
Các tính chất cơ bản của muối ăn gồm có:
Hiện nay muối ăn thường được chia thành các dạng như muối thô, muối tinh, muối iod.
Muối thô là loại muối ban đầu được khai thác từ các mỏ muối hay thu được từ sự bay hơi của nước biển. Chúng hoàn toàn chưa trải qua các quá trình tinh chế, các hạt muối sẽ to hơn và có vị mặn chát hơn so với các loại muối khác. Thành phần chủ yếu của muối thô sẽ là NaCl; ngoài ra còn có các thành phần khác với tỷ lệ thấp như muối KI, muối canxi, muối magie, muối sắt… Bên cạnh đó hàm lượng iod có trong muối thô có thể không đạt để sử dụng phòng bệnh bướu cổ hay các bệnh thiếu iod khác.
Muối tinh là muối thu được qua quá trình tinh chế muối thô. Sau khi thu được muối thô, người ta sẽ tiến hành quá trình tinh chế để loại bỏ các tạp chất và thu được natri clorua có độ tinh khiết cao. Việc làm tinh muối chủ yếu là tái kết tinh muối. Trong quá trình này người ta sẽ kết tủa các tạp chất, chủ yếu là muối của canxi và magie; đồng thời với sự bay hơi nhiều lần và làm khô sẽ thu được NaCl tinh khiết. Chất chống đóng bánh được thêm vào quá trình này giúp các tinh thể muối không bết dính vào với nhau.
Chỉ một lượng nhỏ muối tinh chế, khoảng 7%, được sử dụng như 1 loại gia vị trong nấu ăn hàng ngày. Phần lớn các loại muối tinh chế được sử dụng trong sản xuất công nghiệp, điều chế huyết thanh trong y học.
Một số loại muối ăn
Hiện nay muối ăn được sử dụng làm gia vị nấu ăn thường là muối iod. Chúng được sản xuất bằng cách thêm iod dưới dạng muối kali iodide vào muối tinh chế. Sử dụng muối iod trong nấu ăn và làm gia vị giúp phòng bướu cổ và các bệnh do thiếu hụt iod như chứng phù niêm ở người lớn hay kém phát triển ở trẻ nhỏ.
Muối ăn có rất nhiều vai trò quan trọng trong cuộc sống, ngoài là gia vị trong chế biến món ăn thì chúng còn được sử dụng trong sản xuất công nghiệp, trong y tế và nhiều lĩnh vực khác.
+ Điều chế kim loại Natri bằng phương pháp điện phân dung dịch có màng ngăn.
Tham gia điều chế nhôm, đồng…; sản xuất các chất trao đổi nhiệt.
+ Giúp cố định hợp chất nhuộm trong công nghiệp dệt may.
+ Dùng để bảo vệ da trong công nghiệp giày da.
+ Điều chế hóa chất.
+ Tham gia trong quy trình sản xuất các hóa chất tẩy rửa tổng hợp, chất tiệt trùng; xà phòng, bột giặt, nước javen…
Tác dụng của muối ăn là gì?
Qua bài viết trên ta có thể thấy muối ăn là 1 thành phần có nhiều vai trò quan trọng trong sản xuất công nghiệp cũng như vai trò với sức khỏe. Chính vì vậy cần lưu ý sử dụng lượng muối vừa đủ với nhu cầu của cơ thể để bảo vệ sức khỏe, phòng tránh các bệnh do dư thừa muối trong cơ thể.
Link nội dung: https://votejenpbsd.com/muoi-an-co-cong-thuc-la-gi-gom-nhung-thanh-phan-nao-a12825.html