Như bạn đã biết giai đoạn sơ sinh, cơ thể của trẻ chưa được phát triển đầy đủ. Đặc biệt là phần sọ não, khi trẻ nằm sai tư thế hoặc quá lâu sẽ gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị méo đầu.
Bạn có thể dễ dàng phát hiện ra tình trạng méo đầu ở trẻ sơ sinh bằng mắt thường. Trẻ khi mới sinh ra, nếu nhìn thấy đầu bé có dạng dẹt hoặc bị méo mó không bình thường thì đó là chính là tình trạng trẻ bị méo đầu sau sinh. Tình trạng này có thể khác nhau ở mỗi cá thể trẻ, có thể bị ở phía sau, trước, bên trái hoặc bên phải đầu.
Bên đầu bị móp có trẻ chịu tác động từ áp lực bên phía ngoài đến phần đầu tương ứng. Tuy nhiên nó lại không gây tổn hại gì đến phần não bộ của trẻ. Vì thế, sự phát triển của trẻ không bị ảnh hưởng nhưng lại gây mất thẩm mỹ khiến trẻ bị tự ti.
Chứng méo đầu ở trẻ sơ sinh rất dễ phát hiện
Đối với những trẻ bị méo đầu, trong đa số các trường hợp, phần lép trên đầu của trẻ sẽ có thể tự điều chỉnh và trở lại bình thường khi bé ở giai đoạn 6 tháng tuổi, lúc bé bắt đầu tập ngồi.
Bạn có thể áp dụng một số cách dân gian dưới đây liên quan đến chế độ sinh hoạt của trẻ để có thể nhanh chóng cải thiện tình trạng méo đầu cho trẻ.
Nếu đầu bị móp của trẻ không có dấu hiệu cải thiện khi bạn đã cho trẻ thay đổi tư thế. Lúc này, ban có thể cho bé sử dụng mũ bảo hiểm để giúp lấy lại hình dáng đầu. Tốt nhất là nên tham khảo qua ý kiến chuyên gia để có lựa chọn phù hợp nhất. Mũ bảo hiểm này sẽ đặc biệt giúp giảm áp lực lên vùng đầu bị phẳng của trẻ.
Để có hiệu quả cao nhất khi sử dụng bạn nên tiến hành mang cho trẻ từ lúc 4 - 12 tháng tuổi. Lúc xương sọ vẫn còn độ mềm dẻo nhất định. Điều trị bằng phương pháp này sẽ không còn hiệu quả nếu trẻ đã lớn hơn 1 tuổi, vì lúc này xương sọ cứng lại khó có thể định hình.
Đổi tư thế ngủ cho trẻ là cách đơn giản để giúp trẻ lấy lại hình dáng đầu
Các mẹ trong quá trình điều trị méo đầu cho trẻ cần chú ý thay đổi tư thế ngủ cho bé mỗi đêm. Một số mẹ còn sử dụng những dụng cụ để định vị đầu của trẻ lúc này. Tuy nhiên điều này là không cần thiết, thậm chí đây còn gây hại cho trẻ điển hình là dễ dẫn đến hội chứng SIDS.
Ngoài ra, các mẹ để cải thiện tình trạng méo đầu ở trẻ bằng cách dùng tay xoa nhẹ nhàng lên đầu của trẻ đều đặn hằng ngày. Điều này sẽ giúp chỉnh hộp sọ của trẻ để hạn chế việc bị bẹp méo nặng hơn. Ngoài ra, phương pháp này cũng được đánh giá cao trong việc kích thích não bộ trẻ phát triển.
Tư thế bé bú cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu méo của bé. Đặc biệt là những trẻ không được bú sữa mẹ. Khi cho trẻ bú, bạn nên chú ý để trẻ bú đều hai ti, chọn vật có màu sắc thu hút để đổi bên liên tục,... giúp đầu trẻ cân bằng.
Cho trẻ nằm sấp để giảm áp lực lên phần đầu của trẻ
Đây là mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, lưu ý chỉ cho trẻ nằm sấp trên bề mặt phẳng với thời gian khoảng tầm 15 phút/ngày.
Việc áp dụng cách này trong một thời gian cố định còn giúp trẻ phát triển về cơ bắp và cơ được hơn. Đặc biệt tư thế nằm sấp còn mang lại hiệu quả giảm được tình trạng đầu trẻ bị tiếp xúc lâu với bề mặt nên sẽ giảm thiểu được việc méo đầu ở trẻ. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần phải lưu ý tư thế ngủ cho trẻ sơ sinh để tránh bị ngạt thở khi khi áp dụng mẹo chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh này, để tránh các di chứng tai hại về sau.
Trẻ ngủ quá lâu một tư thế có nhiều tác động xấu đến trẻ
Hi vọng các mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh trên đây sẽ giúp bạn ít nhiều trong quá trình chăm sóc con em của mình. Bạn cũng cần tránh để trẻ nằm ngủ quá lâu một tư thế để hạn chế tối đa nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Minh QA
Nguồn: Tổng hợp
Link nội dung: https://votejenpbsd.com/meo-dan-gian-chua-meo-dau-o-tre-so-sinh-a12916.html